CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY, ĐẶC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG

  • Thứ sáu, 30/10/2020, 10:50 GMT+7

    Ngày nay, thuật ngữ “gỗ công nghiệp” được nhắc ngày một nhiều hơn trong lĩnh vực thi công nội thất, chúng đã xuất sắc vượt qua đối thủ nặng kí của mình là “gỗ tự nhiên”, để từng bước từng bước chiếm lĩnh thị trường vật liệu xây dựng. Vậy, gỗ công nghiệp là gì, có những loại gỗ công nghiệp nào và những đặc điểm nào đã khiến chúng trở nên nổi bật đến như vậy !? Hãy cùng TPHOME khám phá qua bài viết dưới đây ngay nhé !!!

    1. Gỗ công nghiệp là gì?

    Gỗ công nghiệp (còn có tên quốc tế là Wood – Based Panel) là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp vô số các vụn gỗ nhỏ để làm ra một tấm gỗ lớn. Các vụn gỗ nhỏ này đa số được lấy từ các bộ phận trên cây rừng ngắn hạn.

    Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp thường có 2 thành phần cơ bản, đó là: cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt. Hôm nay, TPHOME sẽ phân tích về thành phần chính là cốt gỗ bên trong va để hiểu rõ hơn về các thành phần này, mời bạn theo dõi các phần tiếp theo.

    1
    (Ảnh minh họa các loại gỗ công nghiệp)

    2. Phân loại cốt gỗ của ván công nghiệp

     

    a. Ván công nghiệp cốt gỗ dăm MFC

    2

    (Ảnh minh họa Cốt gỗ ván dăm MFC)

    Cốt gỗ MFC được làm từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng chuyên biệt, được trồng thu hoạch ngắn hạn (như bạch đàn, keo, cao su,…), cây không cần to. Sau khi thu hoạch, cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát thành các dăm gỗ, sử dụng keo chuyên dụng để ép thành các tấm ván có độ dày khác nhau. Có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.

    Cốt gỗ MFC có đặc điểm là không mịn, nhìn bằng mắt thường cũng có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ, nếu được thi công đúng chuẩn thì chúng vẫn đó độ bền chất định. Tuy nhiên hiện nay có nhiều nơi sử dụng gỗ tạp để tạo gỗ công nghiệp MFC làm cho giá trị và chất lượng gỗ giảm xuống đáng kể.

    Loại gỗ MFC được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt rất phù hợp trong lĩnh vực nội thất văn phòng. Theo nghiên cứu của chúng tôi hiện nay cho thấy loại gỗ MFC được ưa dùng vì giá cả bình dân, màu sắc phong phú đa dạng, phù hợp với tiêu chí của những hộ gia đình không chi nhiều ngân sách cho nội thất, ngoài ra cũng thích hợp để ứng dụng vào nội thất văn phòng hoặc nhà ở cho thuê.

    Ứng dụng gỗ MFC cho thi công nội thất văn phòng cty hoặc nội thất cho thuê với chi phí tiết kiệm

     

    b. Cốt gỗ của ván công nghiệp MDF

    3

     (Ảnh minh họa cốt gỗ loại ván công nghiệp MDF)

    Cốt gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Cơ chế thi công ra một tấm gỗ MDF lớn tương tự như gỗ MFC. Tuy nhiên, vụn gỗ ở đây sẽ được xay mịn hơn, kết dính với keo chuyên dụng với độ nén cao hơn của MFC. Cho nên thay vì mang bề mặt không được mịn màng của ván dăm như MFC thì bề mặt cốt gỗ MDF khác biệt hoàn toàn và cũng vì như vậy nên MDF có giá trị cao hơn so với MFC. Đây là nguyên liệu chủ yếu tạo thành nguyên liệu phục vụ tạo ra các sản phẩm nội thất văn phòng và căn hộ, nhà cửa như: bàn văn phòng cao cấp, tủ tài liệu văn phòng, hộc di động...

    Ưu điểm của cốt gỗ MDF:

    - Độ bám sơn, vecni cao do đó thường được sử dụng cho những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, showroom...

    - Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc, dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển đa dạng phong phú.

    - Dễ gia công & lắp đặt

    Nhược điểm của cốt gỗ MDF: giá thành cao hơn MFC.

    Gỗ MDF có giá cả phải chăng, thi công dễ dàng và nhanh chóng nên rất được ưa chuộng trong các mẫu thiết kế và thi công nội thất căn hộ, nhà phố, biệt thự... Các vật dụng nội thất phổ biến như: bàn làm việc, giường ngủ, bàn trang điểm, tủ hồ sơ, vách ngăn… đều có thể được sản xuất từ loại gỗ này do đặc tính không bị cong vênh, bề mặt phẵn nhẵn, dễ dàng sơn lên bề mặt hoặc dán các chất liệu khác lên trên như veneer, laminate, melamin...

    Ứng dụng gỗ MDF cho thi công căn hộ, nhà phố

     

    c. Cốt gỗ ván công nghiệp HDF

    5

    (Ảnh minh họa Cốt gỗ ván công nghiệp HDF)

    Gỗ HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard. Quy trình tạo nên gỗ HDF diễn ra như sau: Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự nhiên rừng trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

    Với quy trình sản xuất hiện đại như vậy ván ép HDF có rất nhiều ưu điểm:

    - Độ cứng cao hơn MDF, có khả năng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…

    - Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.

    - HDF có thể phủ màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.

    - Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất

    - Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.

    Sản phẩm gỗ HDF là bước đột phá mang tính cách mạng trong công nghiệp sản xuất và xử lý gỗ. HDF được sử dụng rộng rãi làm gỗ lát sàn nhà (ván lát sàn gỗ công nghiệp) và cửa đi. Cửa làm bằng chất liệu HDF đã thành chuẩn mực cửa thông phòng trong các công trình công nghiệp và dân dụng ở các nước tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… và đặc biệt đã đang dần phát triển mạnh ở Việt Nam. Vì vậy, đây là giải pháp tuyệt vời cho đồ gỗ nội thất cao cấp của căn hộ, nhà phố hay biệt thự.

    Ứng dụng gỗ HDF cho thi công biệt thự, Penthouse

    d. Cốt gỗ dán hay ván ép (Plywood)

    6

    (Ảnh minh họa ván ép (Plywood))

    Là loại gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen ngang dọc lại với nhau cùng với chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt co ngót trong thời tiết ẩm ướt.

    Các lớp gỗ dán chủ yếu là số lẻ để làm cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế. Vì thế tấm gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến lớp vân dọc khác để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy.

    So với các loại gỗ tự nhiên, Plywood được đánh giá khá cao về chất lượng, độ bền, khả năng chịu lực cũng như sự phong phú về màu sắc, mẫu mã. Bên cạnh đó, chi phí giá thành của chúng cũng không quá cao như các loại gỗ tự nhiên. Đây là một trong những lý do khiến gỗ Plywood dần trở nên phổ biến và được xem như vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên trong thi công nội thất.

    Trên đây là bài viết giới thiệu một số loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay và các đặc tính của chúng. Hy vọng có thể giúp ích cho quý khách hàng của TPHOME lựa chọn được chất liệu gỗ thích hợp với tính năng và chi phí cho căn hộ hay văn phòng của mình./.

    Hotline